Pages

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Khám vùng chậu


Khám vùng chậu
Thăm khám vùng chậu rất quan trọng đối với sức khỏe phụ nữ. Nhưng nhiều người trong chúng ta lại e ngại phương pháp này vì nó đụng chạm đến cơ quan sinh dục và sinh sản của họ. Vì vậy, người phụ nữ luôn lo lắng trong lần đầu tiên khám vùng chậu. Nếu bạn đang cảm thấy lo lắng hay khó chịu về việc thăm khám này thì các thông tin trong bài này có thể hữu ích cho bạn. Càng hiểu rõ về phương pháp này, bạn sẽ càng cảm thấy dễ chịu hơn. Các chuyên gia củaphòng khám đa khoa Thiên Tâm cho biết thăm khám vùng chậu, một phần của khám phụ khoa, chỉ cần mất khoảng thời gian ngắn và không gây đau đớn.

Khám vùng chậu thường có 4 phần:
1. Khám bên ngoài: Bác sĩ sẽ nhìn vào những nếp gấp âm hộ của bạn và cửaâm đạo của bạn. Đây là một phần của khám vùng chậu để kiểm tra các dấu hiệu của u nang, dịch âm đạo, mụn cóc sinh dục, sự khó chịu, hoặc các dấu hiệu khác.
2. Khám bằng mỏ vịt: các bác sĩ sẽ nhẹ nhàng đưa một mỏ vịt đã được bôi trơn vào âm đạo của bạn. Đó là một dụng cụ có hình dạng mỏ vịt được làm bằng kim loại hoặc nhựa để nong thành âm đạo rộng ra. Do đó, bạn có thể cảm thấy khó chịu nhưng không đau đớn. Hãy nói ra cảm giác của mình  nếu bạn cảm thấy khó chịu để bác sĩ có thể điều chỉnh kích thước hay vị trí của mỏ vịt này. Nếu bạn muốn thấy cổ tử cung của mình hãy nói với bác sĩ. Bạn có thể nhìn thấy nó qua gương.  Bác sĩ sẽ sử dụng một thìa nhỏ hoặc bàn chải nhỏ để lấy mẫu thử các tế bào từ cổ tử cung của bạn. Mẫu này sẽ được thử phết mỏng để xem bạn có bất kỳ triệu chứng tiền ung thư hoặc ung thư ở cổ tử cung hay không.
 Nếu bạn nghĩ rằng bạn có nguy cơ mắc bệnh hoa liễu, hãy nói với bác sĩ. Bác sĩ có thể sử dụng một tăm bông để lấy mẫu chất nhờn từ cổ tử cung của bạn. Mẫu này sẽ được xét nghiệm xem bạn có mắc bệnh hoa liễu không.
3. Khám trực tràng: Trong khi khám, bác sĩ sẽ đặt một hoặc hai ngón tay có đeo găng và chất bôi trơn vào âm đạo của bạn trong khi nhẹ nhàng ấn lên bụng dưới của bạn bằng tay kia. Đây là một cách để kiểm tra các vấ đề sau:
- Kích thước, hình dạng, và vị trí của tử cung mà có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sự lựa chọn phương pháp ngừa thai của bạn.
- Nếu khám thấy tử cung dãn ra có thể là bạn mang thai hoặc bị u xơ.
- Nếu bạn có bị đau hay nhức khi khám có thể là bạn bị nhiễm trùng hoặc các bệnh khác.
- Kết quả khám cho thấy bạn bị sưng ống dẫn trứng, điều đó có nghĩa là có thể bạn mang thai ngoài tử cung.
- Kiểm tra xem buồng trứng mở rộng, u nang, hay các khối u.
4. Kiểm tra trực tràng – âm đạo: bác sĩ có thể đặt một ngón tay có đeo găng vào trực tràng của bạn. Phương pháp này kiểm tra các cơ giữa âm đạo và hậu môn của bạn. Và nó cũng giúp kiểm tra xem có khối u nào ở phía sau tử cung, trên thành dưới của âm đạo, hoặc trong trực tràng. Bác sĩ cũng đặt một ngón tay vào trong âm đạo để kiểm tra các mô ở giữa kỹ hơn.
Bạn có thể cảm thấy cần phải đi tiểu trong khi khám. Điều này là bình thường và chỉ kéo dài vài giây.
 Trên đây là những giới thiệu cơ bản của các chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Tâm về khám vùng chậu. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì, có thể tư vấn trực tiếp với các chuyên gia. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký khám bệnh. Có thể được ưu tiên sắp xếp bác sỹ khám bệnh hoặc bạn có thể gọi đến đường dây nóng: 01666.065.566 cũng có thể tư vấn trực tiếp qua yahoo.
icon-dang-ky-kham-benh
vachmau
Phòng Khám Thiên Tâm
Địa chỉ: Số 212 - Nguyễn Lương Bằng - Đống Đa - Hà Nội
Điện thoại: 04.668.212.68 | Di động: 01666 06 55 66 | Email: 
pkthientam@gmail.com

0 nhận xét:

Đăng nhận xét